Nền kinh tế tài chính vs. Nền kinh tế thực Nền kinh tế thực

Theo lý thuyết phân đôi cổ điển, nền kinh tế danh nghĩa và nền kinh tế thực có thể được phân tích theo một cách riêng biệt. Các nhà kinh tế học chính thống thường xem thị trường tài chính như một phương tiện cân bằng tiết kiệm và đầu tư, nó được phân bổ giữa các ngành theo cách dùng tốt nhất được cố định bởi các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư. Thị trường tài chính, theo giả thuyết thị trường hiệu quả, được cho là hiệu quả khi dựa trên tất cả các thông tin sẵn có. Lãi suất thị trường bị tác động bởi cung và cầu vốn vay.

Có một số tranh cãi về việc liệu lĩnh vực tài chính và thị trường tài sản có ảnh hưởng đến nền kinh tế thực hay không. Nhà kinh tế học Mathias Binswanger đã chứng minh rằng kể từ những năm 1980, các kết quả của thị trường chứng khoán dường như không gây ra sự gia tăng trong hoạt động kinh tế thật, trái ngược với kết quả được tìm thấy ở Fama (1990), người đã phát hiện ra rằng sự gia tăng trên thị trường chứng khoán có vẻ dẫn đến sự gia tăng trong nền kinh tế thực. Binswanger cho rằng sự khác biệt này dựa trên khả năng xảy ra bong bóng đầu cơ đối với nền kinh tế trong những năm 1980 và 1990.[6] Thông qua việc phân tích bảy nước, nhà kinh tế học Kateřina Krchnivá nhận thấy rằng sự gia tăng trên thị trường chứng khoán dự đoán cho sự gia tăng của nền kinh tế thực với độ trễ khoảng một phần tư mà không có bất kỳ mối quan hệ phản hồi nào theo chiều ngược lại.[7]

Irving Fischer đã phát triển học thuyết về giảm phát nợ trong thời kỳ Đại Khủng hoảng để giải thích mối liên kết giữa lĩnh vực tài chính và nền kinh tế thực. Trong mô hình của ông, suy thoái kinh tế và khủng hoảng kinh tế được tạo ra do tăng gánh nợ thực từ hiện tượng giảm phát. Kết quả, thanh lý nợ xảy ra kéo theo việc bán chứng khoán tịch biên với giá rẻ và rút lại khoản tiền gửi. Điều này dẫn đến mức giá giảm hơn nữa cùng với làn sóng các doanh nghiệp phá sản khiến sản lượng, thương mại và việc làm suy giảm. Sự bi quan và mất niềm tin trỗi dậy khiến tích trữ tiền tệ tiếp tục và dòng tiền lưu thông chậm hơn, gây ra những hỗn loạn phức tạp trong lãi suất. Cách khắc phục của Fischer khi chuỗi sự kiện này xảy ra là điều chỉnh giá trở lại mức ban đầu, ngăn chặn "vòng luẩn quẩn" của giảm phát nợ.[8]

Ngoài ra, John Maynard Keynes đã đề xuất học thuyết ưa chuộng tính thanh khoản như một phương tiện giải thích những thay đổi về tính thanh khoản của các nhà đầu tư dựa trên việc ưa chuộng không ổn định của họ trên thị trường tài chính có thể dẫn đến những thay đổi trong các biến thực như sản lượng và việc làm như thế nào. Do đó, dưới những điều kiện rủi ro cơ bản, tính thanh khoản vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Kinh tế học Keynes quan tâm đến các cách xác định sự ưa thích thanh khoản của các nhà đầu tư thông qua các nguồn chính sách tài khóa và tiền tệ để đạt được toàn dụng lao động. Cơ quan quản lý tiền tệ có thể khuyến khích đầu tư tư nhân nhiều hơn qua sự suy giảm của lãi suất, trong khi chính sách tài khóa là một cán cân thương mại tích cực và mở rộng tín dụng nhà ở cũng có thể dẫn đến tăng trưởng vượt bậc trong nền kinh tế thực.[9]